Độ tuổi 12 là thời điểm vàng trong quá trình tăng chiều cao của trẻ nhỏ. Trong đó, quá trình tăng trưởng chiều cao lẫn thể chất của trẻ em sẽ tác động nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố cơ bản chính là di truyền (giới, chủng tộc, yếu tố gene) và môi trường (bà mẹ, điều kiện kinh tế, khí hậu, hoạt động thể chất, stress và quan trọng là yếu tố dinh dưỡng).
Trong đó, yếu tố gene di truyền là yếu tố quyết định chiều cao của trẻ cao khoảng bao nhiêu cm( chiều cao của bố mẹ bao nhiêu thì chiều cao con cái sẽ phụ thuộc vào chiều cao bố mẹ).Thông thường, chiều cao trung bình của trẻ em 1 tuổi là 75-76 cm, chiều cao trung bình của trẻ 2 tuổi là 86 cm.
Các bậc phụ huynh có thể ước tính khi bé 2 tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trung bình khi bé lớn. Có thể tính chiều cao của bé trên một tuổi theo công thức sau:
Chiều cao (cm) = 75 + (n-1) x 6 (hoặc 7)
Trong đó: n là số tuổi của bé, 6 hoặc 7 là số cm trẻ tăng trung bình trong một năm.
Trong giai đoạn tuổi dậy thì đối với bé trai từ 13-17 tuổi và bé gái từ 10-13 tuổi lại có sự tăng vọt về chiều cao. Trong giai đoạn tuổi dậy thì này thì bé có thể tăng từ 8-10 cm/ năm. Qua giai đoạn tuổi dậy thì, chiều cao mỗi năm chỉ tăng khoảng 1 cm, đến 18 tuổi thì dừng lại rất khó tăng cao được nữa.
- Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ 12 tuổi là hằng ngày ăn uống phải đủ 4 nhóm thực phẩm gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, ăn nhiều hàm lượng chứa canxi có trong tôm, cua, cá...
Bên cạnh đó, sử dụng sữa tăng chiều cao cho trẻ 12 tuổi có chứa hàm lượng canxi nhiều giúp cho hệ xương phát triển tốt hơn. Bổ sung thêm vitamin A, kẽm kích thích phát triển chiều cao của bé.
- Hàng ngày, bố mẹ nên động viên con bạn ăn, ngủ điều độ đúng lộ trình bạn đề ra giúp chi bé đạt được kết quả theo mình mong muốn
Buổi tối cố gắng động viên con mình đi ngủ trước 10h. Đây là thời điểm hoóc môn tăng trưởng của cơ thể tiết ra cao nhất là vào ban đêm. Nếu ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hoóc môn tiết ra rất ít, ảnh hưởng đến phát triển chiều cao.
Bên cạnh đó, bạn vẫn cần khuyến khích cháu luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Những trẻ hoạt động thể thao thường xuyên thường cao hơn so với trẻ ít vận động.
Vì vậy bạn có thể xem xét lại chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi của cháu để điều chỉnh, giúp cháu tiếp tục phát triển chiều cao.
Theo như Lamsaodecao chia sẻ thì:"Trong trường hợp bình thường, hormone tăng trưởng của con người được tiết ra nhiều nhất vào hai khoảng thời gian là 21: 00-1: 00, 5: 00-7: 00, vì vậy trong hai khoảng thời gian này phải ở trạng thái ngủ say.". Do đó, bạn hãy chú ý cho trẻ đi ngủ sớm trước 9h để có thể cải thiện chiều cao nhanh chóng và hiệu quả nhé
Bệnh tật cản trở rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của con người, các bệnh khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các bộ phận khác nhau trong cơ thể, ví dụ bệnh nội tiết ảnh hưởng đến hệ xương và hệ thần kinh. Đặc biệt là các bệnh bẩm sinh, ngoài ra một số bệnh mãn tính cũng có thể cản trở sự phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao của cơ thể.
Magiê, phốt pho và canxi là những nguyên tố cơ bản của xương người, thí nghiệm đã chỉ ra rằng khoảng 70% khoáng chất trong xương có chứa ba nguyên tố này, và tỷ lệ của chúng cao tới 99%! Vì vậy, việc bổ sung nhiều khoáng chất là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của xương, các thực phẩm giàu đạm như sữa, cá là lựa chọn hàng đầu cho chế độ ăn hàng ngày. Tất nhiên, các nguyên tố vi lượng như sắt và kẽm cũng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Xương xác định chiều cao của một người, nếu xương dài thì chiều cao dài ra. Cơ thể con người có sụn biểu bì chuyên quản lý sự phát triển của xương, trước khi nó ngừng phát triển, việc tập thể dục phù hợp sẽ giúp xương phát triển trở lại. Đối với trẻ em, vận động cơ thể là một trong những cách phát triển chiều cao hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng trẻ em chưa đủ tuổi nên tập thể dục khoảng một giờ mỗi ngày. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đối với trẻ em cùng độ tuổi, trẻ em thường xuyên tham gia thể thao cao hơn nhiều so với trẻ em trung bình, và giá trị này thậm chí có thể lên tới 4-8 cm.
Nghiên cứu cho thấy những chấn thương tinh thần khiến đứa trẻ bị chậm lớn. Đó là do cảm xúc xấu ảnh hưởng đến chức năng của não và hệ thống nội tiết, nhẹ hơn thì ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, nặng hơn thì gây ra nhiều bệnh khác nhau.
Vì vậy, buồn phiền và trầm cảm không chỉ khiến trẻ em và thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh khác nhau, mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, thậm chí còn xảy ra hiện tượng “già trước tuổi”.
Xem thêm: