Câu hỏi về chiều cao và độ tuổi đạt đỉnh điểm luôn gây nhiều tranh cãi. Nhiều người tin rằng con người sẽ ngừng tăng chiều cao từ khoảng 20 tuổi. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chúng ta có thể cao thêm một chút cho đến tận 25 tuổi. Vậy thực tế là như thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ câu trả lời dựa trên những nghiên cứu và quan sát của các chuyên gia. Với một chủ đề gây nhiều tranh luận như vậy, việc hiểu rõ sự thật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan và thực tế hơn. Bất kể kết luận cuối cùng là gì, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ có những mức chiều cao riêng mà các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi. Việc theo dõi sự phát triển chiều cao của trẻ giúp phát hiện sớm những bất thường và có cách xử lý kịp thời nhất.
Thực tế, trẻ có 4 mốc phát triển chiều cao quan trọng đó là giai đoạn trong bào thai, giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, giai đoạn từ 3 – 10 tuổi, giai đoạn dậy thì. Trong các giai đoạn này, giai đoạn nào cũng nắm giữ vai trò quan trọng, nếu như chúng ta bỏ qua các mốc quan trọng này tức là bạn đã bỏ lỡ một nền tảng vững chắc để trẻ tăng trưởng tốt về chiều cao.
Ở giai đoạn này, xương của trẻ được cấu tạo và hình thành từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Thời điểm này, xương của trẻ sẽ phát triển nhanh và dài ra nhanh chóng. Do đó, để hỗ trợ tăng chiều cao nhanh chóng cho trẻ, mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi đồng thời thường xuyên tắm nắng.
Trong thời gian này, nếu mẹ ăn ngủ tốt, tinh thần thoải mái tăng từ 8 – 15kg thì con sinh ra có thể đạt chiều cao 50cm. Với mức chiều cao này, tương lai trẻ có thể cao khoảng 170cm, đây là mức chiều cao đáng mơ ước của người Việt.
Trong những năm đầu tiên, trẻ có thể tăng thêm 25cm và trong 2 năm tiếp theo, mỗi năm trẻ tăng thêm 10cm nữa nếu được chăm sóc tốt. Trong giai đoạn này, tổng chiều cao trẻ tăng lên đến 45cm chiếm khoảng 60% chiều cao trẻ đạt được trong tương lai.
Giai đoạn này, chiều cao ở bé nam và bé nữ đều tăng nhưng mức tăng chậm hơn 2 giai đoạn trước đó. Trung bình, mỗi năm trẻ tăng được khoảng 6 – 7cm. Giai đoạn này chính là bước đệm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển chiều cao vô cùng mạnh mẽ - giai đoạn dậy thì.
Tuổi dậy thì, các bé gái thường bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn các bé nam. Các bé gái thường dậy thì từ 10 – 16 tuổi, bé trai thường từ 13 – 18 tuổi. Chiều cao của trẻ thường không tăng đều trong những năm này, sẽ có 1 – 2 năm chiều cao của trẻ sẽ tăng vọt từ 8 – 12cm. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết rõ thời điểm chiều cao tăng nhanh nhất rơi vào năm nào.
Chính vì thế, trong suốt những năm dậy thì, các bậc phụ huynh cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, khuyến khích trẻ vận động, đi ngủ đúng giờ để trẻ đạt mức chiều cao tối ưu nhất.
Nếu các bậc phụ huynh đang có con trong giai đoạn phát triển chiều cao và muốn trẻ có thể đạt được mức chiều cao lý tưởng thì đừng bỏ lỡ những giai đoạn vàng nói trên để có kế hoạch giúp trẻ đạt được mức chiều cao tốt nhất.
Đối với mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có mức tăng trưởng chiều cao và cân nặng khác nhau và đặc biệt có sự khác nhau về giới tính. Mỗi giai đoạn phát triển từ khi lọt lòng cho tới khi 20 tuổi, tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ cũng khác nhau, khi tăng nhanh nhưng lúc lại tăng chậm. Cụ thể tham khảo theo tiêu chuẩn BMI của WHO như sau:
Hy vọng rằng với bảng theo dõi này, biểu đồ tăng trưởng của trẻ sẽ được điều chỉnh phù hợp khi có sự sai lệch nhằm giúp trẻ đạt được mức chiều cao và cân nặng tốt theo tiêu chuẩn Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Trần Ngọc Ân – Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam thì sự tăng trưởng chiều cao thường diễn ra mạnh mẽ khi trẻ ở đầu độ tuổi dậy thì và chậm dần hoặc có thể dừng hẳn ở giai đoạn cuối của độ tuổi dậy thì. Thông thường, độ tuổi dậy thì kết thúc vào khoảng 16 – 18 tuổi đối với nữ và 18 – 20 tuổi đối với nam.
Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Đỗ Trọng Ánh – Giám đốc Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động TPHCM cho biết, khi trẻ trong độ tuổi đang lớn có thể cao thêm nhờ các sụn tiếp hợp nằm giữa các đầu xương và đầu thân xương dài. Sau 20 tuổi, các sụn tiếp hợp “hàn” lại và trẻ không thể cao thêm được nữa.
Sụn tiếp hợp là một loại sụn tăng trưởng, chịu trách nhiệm về sự phát triển chiều dài của xương. Sụn này gồm nhiều lớp. Khi trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, các lớp sụn mới liên tục được sinh ra để thay thế những lớp cũ bị canxi hóa. Các lớp sụn bị canxi hóa sẽ bổ sung dần vào chiều dài của xương làm chiều cao của trẻ tăng trưởng.
Trên phim chụp X – quang, một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như cổ chân, chúng ta dễ dàng thấy được một khe hở mảnh ở đầu xương ống quyển, đó là sụn tiếp hợp. Sau 20 tuổi, việc hàn sụn tiếp hợp sẽ diễn ra, đánh dấu quá trình tăng trưởng chiều cao kết thúc, khi đó khi hở trên phim X – quang sẽ không còn nữa. Do đó, các biện pháp cải thiện chiều cao cần phải được thực hiện sớm khi trẻ còn non trẻ, trước và trong độ tuổi dậy thì.
Như chúng ta đã biết, di truyền chỉ chiếm 23% trong khi đó yếu tố dinh dưỡng chiếm đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao. Vì vậy, việc cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất như đạm (chiếm 10 – 15%), tinh bột (chiếm khoảng 60%), chất béo (chiếm khoảng 10%) cùng vitamin và các chất khoáng khác. Nên cân bằng các nhóm thực phẩm, tránh tình trạng ăn quá nhiều hay quá ít một nhóm thực phẩm nào đó.
Các bậc phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng để giúp cơ thể hấp thu tốt các nhóm chất dinh dưỡng, tác động lớn đến khả năng tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Hơn nữa, để nâng cao tầm vóc cho trẻ, mẹ cần bổ sung nhiều các thực phẩm giàu canxi cho trẻ như sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh đậm, đậu nành, trứng…
Việc rèn luyện thể thao là yếu tố quan trọng không kém việc bổ sung dinh dưỡng. Muốn trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh và có chiều cao như ý, các bậc phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen tập luyện thể thao ngay từ tuổi nhỏ với các bài tập giúp tăng chiều cao.
Khi trẻ luyện tập các bài tập nhảy cao, nhảy xa, đánh xà, bơi lội, bóng chuyền…sẽ giúp trẻ vươn dài người, kéo căng cơ, kích thích cột sống và hệ xương phát triển. Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc và phát triển tốt hơn. Thời gian luyện tập với cường độ cao kéo dài từ 1 – 2 giờ có thể làm hormone tăng trưởng tăng lên gấp 3 lần.
Việc luyện tập thể thao cần được duy trì điều độ và tăng cường độ dần đều theo thời gian, nếu chỉ tập luyện nhẹ nhàng trong một thời gian ngắn hay luyện tập quá lâu thì cũng không thúc đẩy tăng chiều cao. Với những lợi ích từ việc luyện tập thể thao như vậy thì bố mẹ nên hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen luyện tập thể thao hằng ngày với những bài tập vừa sức, phù hợp với độ tuổi trẻ.
Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ cho biết, 90% sự phát triển của xương diễn ra vào lúc ngủ hoặc lúc trẻ nghỉ ngơi. Việc trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển chiều cao.
Khi trẻ ngủ ngon, ngủ sâu cơ thể sẽ tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và trẻ sẽ được cải thiện chiều cao hiệu quả. Số giờ ngủ tùy vào nhu cầu của từng lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 tiếng một ngày.
Thời kỳ công nghệ hiện đại ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng trẻ lười vận động, chơi đùa, chạy nhảy, thay vào đó trẻ chỉ đam mê vào các trò chơi tiêu khiển như điện thoại, tivi, ipad. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của hệ xương khớp cũng như hệ thần kinh của trẻ. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các môn thể thao và ngủ đủ giấc để trẻ phát triển tốt hơn.
Giáo sư Michael Holick thuộc đại học Boston tại Mỹ nhận định rằng, chúng ta có được 90 – 95% vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D rất cần thiết trong việc hấp thụ canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe của xương. Việc trẻ thiếu hụt vitamin D sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như trẻ bị còi cọc dẫn đến các dị tật về xương, nhất là ở chân.
Giáo sư Michael Holick cũng khuyên rằng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng từ 10 – 20 phút mỗi ngày và ít nhất 3 ngày/tuần vào mùa xuân và mùa hè để tăng cường vitamin D cho trẻ.
Bài viết từ https://thuoctangchieucaototnhat.com/ đã chia sẻ đến bạn các giai đoạn phát triển chiều cao từ 0 đến 20 tuổi, bên cạnh đó là các cách làm sao để cao, chúng ta có thể thấy dinh dưỡng quyết định khá nhiều đến quá trình phát triển chiều cao.
Trong cuộc sống hiện nay để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, bên cạnh lượng thức ăn hàng ngày bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm NuBest Tall - viên uống tăng chiều cao đến từ Mỹ để bổ sung dinh dưỡng, giúp phát triển chiều cao tốt nhất cho trẻ.